- Số 6A, ngõ 147A Tân Mai, Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
- led68ad@gmail.com
- 0988 033 099
Tính linh kiện là một trong những bước đầu tiên để thi công màn hình LED hoàn thiện.
Dưới đây là chi tiết cách tính vật tư linh kiện cho thi công màn hình LED
Gửi hàng ngay sau khi nhận được thanh toán
Cam kết hàng chính hãng
Giao Hàng Ngay Trong Ngày
Hỗ trợ kỹ thuật tận công trình, Theo yêu cầu khách hàng
Giao hàng miễn phí đối với đơn hàng trên 2 triệu trong nội thành
Giảm giá cho khách lấy số lượng nhiều và thường xuyên
Thi công màn hình LED đòi hỏi phải tính toán kỹ lưỡng các yếu tố về loại màn hình, vị trí lắp đặt, độ phân giải, cùng với số lượng module, nguồn và các phụ kiện đi kèm. Dưới đây là quy trình chi tiết để đảm bảo thi công đúng tiêu chuẩn, tránh các lỗi phát sinh và giúp tối ưu hiệu quả đầu tư.
Màn hình LED hiện nay phân loại chủ yếu dựa trên môi trường sử dụng: Màn hình LED trong nhà (Indoor) và Màn hình LED ngoài trời (Outdoor)
Màn hình LED ngoài trời có độ sáng từ 5,000 - 10,000 nits, giúp hiển thị rõ nét dưới ánh sáng mặt trời và điều kiện thời tiết sáng.
Được trang bị chuẩn IP65 trở lên, màn hình có khả năng chống nước, bụi và độ ẩm, phù hợp với môi trường ngoài trời.
Khung và module thiết kế chắc chắn, chống chịu được tác động từ môi trường như mưa, gió và nhiệt độ khắc nghiệt.
Dưới đây là những lí do vì sao bạn cần xác định vị trí lắp đặt thi công màn hình LED ngay từ ban đầu
Yêu cầu về độ sáng và loại màn hình: Vị trí lắp đặt giúp xác định cần dùng màn hình trong nhà hay ngoài trời, từ đó chọn loại màn hình có độ sáng và khả năng chống chịu phù hợp. Ví dụ, màn hình ngoài trời yêu cầu độ sáng cao hơn và chuẩn chống nước tốt hơn.
Thiết kế kết cấu và vật tư khung: Màn hình lắp ở vị trí cao hoặc trong không gian ngoài trời cần khung chắc chắn, vật liệu bền, và kỹ thuật lắp đặt an toàn hơn để chống chịu với gió, rung lắc và thời tiết khắc nghiệt.
Tính toán góc nhìn và diện tích hiển thị: Vị trí ảnh hưởng đến góc nhìn của người xem và diện tích hiển thị tối ưu, giúp xác định số lượng module LED, độ phân giải, và kích thước tổng thể của màn hình.
Yêu cầu về hệ thống điện và nguồn cấp: Vị trí lắp đặt ảnh hưởng đến cách bố trí nguồn điện, hệ thống dây cáp và các thiết bị bảo vệ nguồn điện, nhằm đảm bảo an toàn và độ ổn định khi màn hình hoạt động lâu dài.
Chi phí bảo trì và dễ dàng tiếp cận: Đặt màn hình ở vị trí thuận tiện cho việc bảo trì giúp tiết kiệm chi phí và thời gian bảo dưỡng. Với vị trí khó tiếp cận, cần thêm vật tư như khung đỡ, hệ thống nâng hạ hoặc thiết bị bảo hộ.
Đo đạc kích thước màn hình LED nhằm xử lý các vấn đề sau:
Xác định số lượng module LED cần thiết: Kích thước màn hình giúp tính toán số lượng module LED cần sử dụng. Từ đó, ta có thể tính toán chính xác chi phí và số lượng các linh kiện đi kèm như nguồn, card thu, và các vật tư hỗ trợ.
Chọn loại module và độ phân giải phù hợp: Kích thước màn hình ảnh hưởng đến độ phân giải và khoảng cách điểm ảnh của module. Đối với màn hình lớn, có thể chọn module có độ phân giải thấp hơn, trong khi màn hình nhỏ yêu cầu module với điểm ảnh dày hơn để đạt độ nét tối ưu.
Tính toán kích thước khung và vật liệu xây dựng: Kích thước màn hình là cơ sở để thiết kế khung lắp đặt và chọn vật liệu phù hợp. Khung cần đủ lớn và chắc chắn để nâng đỡ toàn bộ màn hình, đặc biệt quan trọng đối với màn hình lớn hoặc lắp đặt ở vị trí cao.
Xác định công suất nguồn và hệ thống dây điện: Kích thước màn hình ảnh hưởng đến số lượng module và tổng công suất tiêu thụ, từ đó giúp chọn số lượng nguồn phù hợp và lên kế hoạch bố trí dây điện để đảm bảo hoạt động ổn định.
Lên kế hoạch thi công và lắp đặt: Biết kích thước màn hình giúp sắp xếp vị trí lắp đặt, chuẩn bị thiết bị nâng đỡ và tính toán không gian xung quanh cần thiết cho việc lắp đặt, bảo trì, và thoát nhiệt.
Dựa trên kích thước đo đạc, chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề:
Khoảng cách nhìn tối ưu: Độ phân giải phụ thuộc vào khoảng cách từ người xem đến màn hình. Khoảng cách càng gần thì yêu cầu độ phân giải càng cao để hình ảnh sắc nét hơn, tránh hiện tượng nhìn thấy các điểm ảnh (pixel).
Kích thước màn hình: Màn hình lớn cần độ phân giải cao hơn để đảm bảo hình ảnh rõ ràng và không bị vỡ nét, đặc biệt khi xem ở khoảng cách gần. Đối với các màn hình nhỏ hơn, có thể lựa chọn độ phân giải thấp hơn để tiết kiệm chi phí.
Mục đích sử dụng: Độ phân giải cũng phụ thuộc vào nội dung hiển thị. Nếu màn hình chủ yếu hiển thị văn bản, hình ảnh tĩnh, độ phân giải có thể thấp hơn. Ngược lại, nếu màn hình cần hiển thị video, hình ảnh chi tiết, độ phân giải cao là cần thiết.
Ngân sách: Độ phân giải càng cao, chi phí module LED càng lớn. Do đó, cần cân nhắc ngân sách để lựa chọn độ phân giải phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất mà vẫn tiết kiệm chi phí.
Chọn độ phân giải và dựa trên kích thước đo đạc từ trước, chúng ta sẽ tính được kích thước màn hình LED thực tế, dựa theo kích thước tấm, từ đó suy ra được số lượng module cần thiết.
Ví dụ, với module LED P3, kích thước là 192x192mm, Module LED P2.5 là 320x160mm.
Lấy ví dụ thực tế, kích thước khi đo đạc là cao 2.3m, rộng 4m, sử dụng module LED P2. Khi tính toán thực tế, ta sẽ lấy rộng 4m = 4000mm / 320mm = 12.5 tấm => Rộng 12 tấm => Rộng 12 x 320 = 3840mm sẽ là kích thước rộng thực tế.
Tương tự ta tính được chiều cao của màn hình: 2.3m = 2300mm / 160mm = 14.375 tấm => 14 tấm => Cao: 14 x 160 = 2240mm
=> Kích thước thực tế của màn hình LED là: 3840mm x 2240mm hay Rộng 12 x Cao 14
=> Số lượng module cần thiết là: 12 x 14 = 168 tấm
Tuy nhiên, ta cần tính dự phòng từ 2 tấm đổ lên tùy trường hợp vị trí địa lý xa gần để có thể đảm bảo trong trường hợp tấm module phát sinh lỗi, chúng ta sẽ có phương án thay thế ngay lập tức
Nguồn cấp cho Module LED là nguồn 5V
Nên ưu tiên những loại nguồn 5V chuyên dụng cho màn hình LED như:
Thông thường:
Như vậy tùy thuộc vào tình hình thực tế, ta sẽ chọn lựa nguồn phù hợp. Như trường hợp ví dụ ở phía trên, 168 module LED P2 Indoor sẽ cần khoảng 28 nguồn 5V60A hoặc 42 nguồn 5V40A
Card thu phân chia ra các loại 8 cổng, 12 cổng, 16 cổng. Tùy thuộc số lượng hàng module dựa theo kích thước màn hình LED sẽ tính toán cụ thể. GKGD Việt Nam sẽ tính một công thức chung để bạn đọc dễ tính toán nhất.
Các loại card thu thường sử dụng trên thị trường hiện nay bao gồm các hãng: HD, BX, Novastar, Linsn,... Mỗi loại card thu này sẽ đảm nhiệm được 2 cột module P3 và 1 cột Module từ P2.5 đổ xuống (P2, P1.86,...). Tùy trường hợp có bao nhiêu hàng module sẽ lựa chọn card thu có bao nhiêu cổng phù hợp.
Ví dụ: 1 card thu Novastar DH7512-S (Hoặc Linsn RV908m32, hoặc BX V75, HD-R712) sẽ đảm nhiệm tối đa 2 cột module P3 và 12 hàng, 1 cột và 12 hàng với P2.
Như trường hợp 168 tấm module P2 ở phía trên, chúng ta có thể tính toán 2 trường hợp như sau:
Mỗi cách tính sẽ có ưu nhược điểm riêng:
Để tối ưu nhất, GKGD Việt Nam khuyên bạn nên sử dụng cách tính số 1 để tối ưu chi phí. Đối với các trường hợp cao quá 16, cần lắp ghép cân đối tương tự cách số 2.
Sau khi đã tính toán được số lượng tấm module LED cần thiết, ta sẽ chọn được bộ xử lý phù hợp.
Mỗi bộ xử lý hình ảnh sẽ có những thông số cơ bản như: Số lượng điểm ảnh xử lý tối đa, cao nhất bao nhiêu, rộng nhất bao nhiêu. Từ đó ta sẽ đối chiếu thực tế độ phân giải của màn hình LED dựa theo số tấm đã tính từ ban đầu
Lấy ví dụ ở phía trên: 168 tấm P2 ~ Rộng 12 x Cao 14, tương ứng (12 x 160) x (14 x 80), tương ứng 1920 (W) x 1120 (H) = 2 150 400 điểm ảnh
Từ đó, ta sẽ tìm những bộ xử lý hình ảnh có thể xử lý được độ rộng 1920 pixels, độ cao 1120 pixels và tổng 2.150.400 điểm ảnh.
Trường hợp này, ta sẽ chọn bộ xử lý có 2 card phát (tương ứng 4 cổng đầu ra ethernet): BX M2X, Novastar VC4, Linsn X104, HD-VP410A
Sau khi đã tính toán đủ các vật tư linh kiện chính để hoàn thiện màn hình LED, chúng ta cần xem xét các phụ kiện đi kèm
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tính vật tư linh kiện cho lắp đặt thi công màn hình LED. Nếu bạn có câu hỏi nào hoặc cần hỗ trợ, hãy liên hệ tới GKGD Việt Nam để được giải đáp